BỘ NÃO CỦA TRẺ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI VÀ TRẺ KHÔNG DÙNG ĐIỆN THOẠI CÓ ĐIỂM KHÁC BIỆT RẤT LỚN: NGHIÊN CỨU CỦA ĐH HARVARD CHỈ RA 4 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI LƯU Ý

Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển điện thoại trở thành một vật bất ly thân của con người. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có những trẻ em được bố mẹ cho tiếp xúc điện thoại từ nhỏ. Cũng từ đó, trẻ em có khả năng nghiện điện thoại là rất lớn.

Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển và thành công trong tương lai của 1 đứa trẻ. Nhận rõ tác hại từ điện thoại với não trẻ em, nên không chỉ Steve Jobs mà rất nhiều các tỷ phú công nghệ khác khắc cấm con không được tiếp xúc quá nhiều.

Sử dụng điện thoại quá nhiều gây tác dụng tiêu cực cho sự phát triển của trẻ em. Hình st

Để tìm hiểu kĩ hơn về sự khác biệt này, Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc thí nghiệm. Thí nghiệm này có 100 trẻ em tham gia và được chia làm 2 nhóm. Một nhóm là các em không tiếp xúc điện thoại, nhóm còn là những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhóm những đứa trẻ nghiện điện thoại chỉ có 2 em là đỗ đại học, còn nhóm không tiếp xúc thì phần lớn đều đỗ đại học.

Quả thật, cách phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

Từ thí nghiệm trên, đại học Harvard đã rút ra một kết luận là: Khi trưởng thành, so với những đứa trẻ không dùng điện thoại, những đứa trẻ nghiện điện thoại có sự khác biệt rất lớn và được thể hiện thông qua các phương diện sau:

  • Khác biệt trí tuệ

Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều trường học cấm học sinh mang điện thoại tới lớp. Bởi vì trẻ em còn quá nhỏ, không có khả năng tự kiểm soát bản thân.

Cha mẹ cần giám sát để trẻ sử dụng điện thoại hợp lý đem lại lợi ích thiết thực.

Những đứa trẻ mà nghiện dùng điện thoại sẽ không tập trung vào việc học tập. Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng không có một đứa trẻ nào nghiện sử dụng điện thoại mà thành tích học tập vẫn tốt. Bởi vì tâm trí của chúng không chú tâm vào việc học. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất là học sinh cấp 3. Những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại khi lên đến cấp 3 thành tích học tập sẽ giảm sút.

  • Khác biệt thị lực

Khi còn nhỏ, thị lực của trẻ em chưa phát triển toàn diện. Nếu tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm, mắt sẽ dễ dàng khô, đỏ, bị tật khúc xạ. Ngược lại, những đứa trẻ không xem điện thoại có tỉ lệ bị cận thị thấp hơn nhiều. Đây cũng là điểm mà các bậc phụ huynh có thể thấy dễ dàng nhất.

  • Khác biệt tính cách

Nghiên cứu còn phát hiện, những đứa trẻ nghiện điện thoại sẽ coi điện thoại là bạn bè của chúng. Chúng có thể không cần bạn bè khác ngoài điện thoại. Dần dần các em không thích giao lưu với thế giớibên ngoài, tính cách cũng có thể khép kín hơn, sau này lớn lên năng lực xã hội bị ảnh hưởng rất lớn. Ngược lại, những đứa trẻ không thích xem điện thoại sẽ thích đi ra ngoài chơi với những đứa trẻ khác, tính cách cũng hướng ngoại hơn. Ngoài ra, những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại đa phần sẽ hướng nội, tự ti, không thích giao lưu với người khác. Khi lớn rất khó để hòa nhập thế giới bên ngoài.

  • Khác biệt về sự tập trung

Theo như cuộc điều tra của đại học Harvard, một đứa trẻ 3 tuổi mỗi ngày xem 1 tiếng điện thoại, đến khi chúng 6 tuổi thì sự tập trung giảm đến 10%. Vậy nguyên nhân là do đâu? Vì điện thoại di động ngày này được cập nhật rất nhanh, các công năng ngày càng đa dạng, hình ảnh ngày càng bắt mắt, nội dung giải trí trên mạng cũng ngày càng hỗn loạn.

Trẻ em dễ tìm được những thông tin giải trí ngắn. Khi tiếp xúc với thông tin, chúng chỉ dừng lại ở việc đọc qua loa. Cứ như vậy, sự phát triển thị lực và thính lực của trẻ em bị tổn thương nghiêm trọng, dễ mất đi khả năng tập trung. Như mọi người ai cũng biết, khả năng tập trung của một đứa trẻ vô cùng quan trọng. Có thể nói tập trung là năng lực cơ bản để phát triển những năng lực khác,

Trong một lớp học, các em học sinh có thành thích khác nhau, vấn đề không phải là sự chênh lệch giữa IQ mà là sự tập trung. Trên thực tế, rèn luyện sự tập trung cho trẻ là việc khá đơn giản. Bố mẹ có thể có thể lợi dụng tính thích chơi trò chơi của trẻ em mà tổ chức một số trò chơi rèn luyện trí não linh hoạt để thúc đẩy nhịp nhàng của tay, não và mắt.

  • Chơi thể thao: nhiều lợi ích thiết thực

Một cơ thể với nguồn lực thể chất dồi dào, khỏe mạnh, chắc chắn sẽ là đứa trẻ thông minh, hạnh phúc. Xây dựng cơ thể mạnh khỏe bằng các hoạt động thể chất luôn là chân ái. Rất nhiều môn thể thao giúp cho trẻ rèn luyện thể chất, tinh thần hưng phấn giúp trẻ cân bằng và hoàn thiện, trở thành đứa trẻ toàn diện.

Trượt patin là một trong những môn thể thao như thế: giúp trẻ rèn luyện thể lực, kỹ năng quan sát và xử lý vấn đề; vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại giày trượt patin trẻ em và người lớn đảm bảo chất lượng tại Biên Hòa – Đồng Nai. Hướng dẫn tư vấn miễn phí chọn giày, tư vấn cách chơi trượt patin cơ bản… HOTLINE 0705 266 879

 

0
Multi chanel back to top
Chat zalo

Liên hệ hỗ trợ